Đặt lịch hẹn
Hãy để lại thông tin để được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp từ chúng tôi!
Tin tức  Sức khỏe bà bầu
Đặt lịch hẹn
Hãy để lại thông tin để được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp từ chúng tôi!

Quan hệ gần ngày kinh có thai không?

Tính ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt khi quan hệ tình dục cũng là một cách tránh thai tự nhiên được các bạn nữ chú ý. Tuy nhiên biện pháp này sẽ hiệu quả hơn với những người có vòng kinh đều đặn. Một trong những điều mà các bạn nữ quan tâm đó là khi sử dụng cách tránh thai tự nhiên này thì việc quan hệ gần ngày kinh có mang thai được không.
Tính ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt khi quan hệ tình dục cũng là một cách tránh thai tự nhiên được các bạn nữ chú ý.

Tuy nhiên biện pháp này sẽ hiệu quả hơn với những người có vòng kinh đều đặn.

Một trong những điều mà các bạn nữ quan tâm đó là khi sử dụng cách tránh thai tự nhiên này thì việc quan hệ gần ngày kinh có mang thai được không.

1, Tính ngày chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?


Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt hay một vòng kinh sẽ diễn ra trong khoảng 28 ngày.

Ngày bắt đầu xuất hiện máu kinh đầu tiên gọi là ngày thứ 1 của chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt và cách hoạt động của chúng: 
  • Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn nang trứng): Đây là giai đoạn các nang trong buồng trứng bắt đầu phát triển, nó kích thích sản xuất estrogen và progesterone làm nội mạc tử cung dày lên.
 
  • Giai đoạn rụng trứng: Một hoóc môn có tên Luteninizing được tiết ra khi estrogen đạt mức cao nhất. Hoóc môn này kích thích các nang trứng trội bị vỡ và đẩy trứng vào ống dẫn trứng.
 
  • Giai đoạn hoàng thể (giai đoạn tiết chế): Các nang sau khi vỡ phát triển thành một hoàng thể. Hoàng thể sẽ tiết ra progesterone và estrogen. Hai hoóc môn này làm tử cung và nội mạc tử cung dày hơn để chuẩn bị cho việc mang thai, đồng thời chúng cũng ức chế bài tiết các hoóc môn ở tuyến yên để ngăn chặn sự phát triển của các nang khác.
 
  • Giai đoạn kinh nguyệt: Nếu trứng được thụ tinh, phôi thai sẽ được cấy ghép vào trong nội mạc tử cung và sinh ra hooc môn để duy trì hoàng thể. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, các tế bào nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa, chúng bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh nguyệt và trứng không được thụ tinh.
 

2, Quan hệ trước ngày kinh có thai không?

Đối với những chị em có vòng kinh đều đặn 28 ngày, xác suất quan hệ có thai được chia làm 3 giai đoạn:

Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7: An toàn tương đối.
Thời gian an toàn tương đối được tính từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt (ngày bắt đầu có kinh) cho đến ngày thứ 7 của chu kỳ kinh nguyệt.

Ở thời điểm này trứng sắp rụng, trong khi tinh trùng của nam giới lại có thể sống trong cơ thể của người phụ nữ từ 2 – 3 ngày và nếu trứng rụng sớm thì việc thụ thai vẫn có thể xảy ra.

Do đó, việc tránh thai trong thời điểm này chỉ mang tính tương đối, các chị em không nên lơ là khi quan hệ trong thời điểm này.

Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18: Ngày không an toàn.

Thông thường, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày giữa của chu kỳ và thời điểm nguy hiểm sẽ được tính từ ngày rụng trứng cộng trừ thêm 5 ngày trước và sau.

Đây là thời điểm dễ thụ thai nhất bởi đây là thời gian trứng bắt đầu rụng, nếu cặp đôi quan hệ tình dục mà không áp dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào thì tỷ lệ thụ thai và mang thai lớn hơn 90%. 

Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28: An toàn tuyệt đối.

Thời điểm an toàn cao được tính từ ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Thời điểm này do trứng mới rụng và đang trong quá trình phân hủy, chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt sắp tới, nên khả năng thụ thai sẽ không xảy ra.
 
 Cách tính ngày rụng trứng dựa theo chu kỳ
 

Tuy vậy, do cơ địa mỗi người khác nhau, sự thay đổi hormone cũng khác nhau nên không phải chị em nào có chu kỳ kinh nguyệt bằng nhau là có ngày rụng trứng như nhau.

Tùy theo điều kiện sức khỏe mà chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể thay đổi. Khi đó, chúng ta khó có thể biết trứng sẽ rụng vào thời gian nào.

Ngoài ra, trứng cũng có thể rụng khi có hưng phấn tình dục mạnh nên khả năng có thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào.


 3, Quan hệ trước ngày có kinh bao nhiêu ngày là an toàn nhất? 

Khoảng thời gian 10 ngày trước ngày có kinh được xem là an toàn.

Nếu các cặp đôi quan hệ với thời điểm này sẽ khó mà mang thai được.

Bởi lúc này, các hormone nội tiết trong cơ thể người phụ nữ đã giảm xuống mức thấp nhất, niêm mạc tử cung dần teo lại để chuẩn bị bong ra cho kinh kỳ sắp tới. Ngoài ra, trứng thường rụng vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày.

 Tuy nhiên chị em cần lưu ý rằng chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người dài ngắn khác nhau, chưa kể đến các yếu tố khách quan có thể tác động đến sức khỏe của bạn khiến vòng kinh bị rối loạn, ngày rụng trứng thay đổi bất ngờ (căng thẳng tâm lý, sử dụng thuốc, xuất hiện bệnh mãn tính…).

Do vậy rất khó nói chính xác đâu mới là khoảng thời gian an toàn để quan hệ mà không thụ thai.
 
Gần tới ngày kinh có nên quan hệ?

4, Sau khi quan hệ vẫn có kinh thì có thai không?

Sau khi quan hệ tình dục, nếu vẫn có hành kinh bình thường, lượng máu ra nhiều như các lần hành kinh khác, thời gian hành kinh kéo dài 2-7 ngày thì có nghĩa là bạn không có thai.


Còn nếu bạn thấy chỉ xuất hiện một ít máu ở âm đạo trong thời gian ngắn (dưới 2 ngày) thì đây có thể là máu báo về trứng đã được thụ tinh thành công và hợp tử đã làm tổ trong buồng tử cung, khiến chị em ra một chút máu và đau bụng nhẹ.

Lúc này để biết chính xác về việc bạn có mang thai hay không, bạn cần theo dõi các dấu hiệu mang thai sớm hoặc sử dụng que thử thai để phát hiện  nồng độ hormone hCG trong nước tiểu của phụ nữ mang thai.
 

5, Các dấu hiệu có thai sớm sau khi quan hệ 


Sau khi quan hệ, nếu có các dấu hiệu dưới đây thì khả năng mang thai của bạn khá chắc chắn:

 
  • Quầng vú thâm đen, ngực căng tức: Việc phụ nữ bị cương cứng ngực và gia tăng kích thước là do sau khi trứng gặp tinh trùng thụ tinh thành công, sẽ có sự thay đổi đột ngột về nồng độ hoóc môn trong cơ thể của người phụ nữ. Sự thay đổi này làm cho lượng máu tuần hoàn đến phần ngực nhiều hơn khiến bầu ngực cương lên, tức, có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú.
 
  • Chuột rút ở thắt lưng, vùng chậu hoặc bắp đùi: Hiện tượng chuột rút thường xuyên xuất hiện ở phụ nữ mang thai và đôi khi còn ghé thăm sớm trong những tuần đầu của thai kỳ. Lý do là bộ phận mạch máu ở chi dưới phải chịu áp lực lớn hơn gây căng cơ dễ khiến chân bị chuột rút.
 
  • Xuất hiện máu báo thai: Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất nhưng không phải phụ nữ nào cũng có hiệu này. Nhưng nếu đã ra máu báo thai thì tức là khả năng dính bầu, thụ thai thành công lên tới 100%.
 
  • Nhiệt độ cơ thể tăng: Lượng progesterone trong cơ thể sẽ được tiết ra nhiều hơn khi mang thai khiến thân nhiệt chị em tăng cao.
 
  • Mệt mỏi và thường xuyên đi tiểu: Khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ to ra chèn ép vào bàng quàng kết hợp với nồng độ hCG thai kỳ tăng lên đột biến khiến phụ nữ thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều hơn cả ngày lẫn đêm. Khi gặp hiện tượng này, bạn không nên nhịn tiểu hoặc uống nước ít đi vì rất có thể làm nhiễm trùng viêm đường tiết niệu.
 
  • Trễ kinh và thường xuyên buồn nôn khi ăn uống
Chậm kinh – trễ kinh là dấu hiệu có thai được cả dân gian lẫn y học hiện đại công nhân chính xác nhất.

Khi phụ nữ mang thai, kỳ kinh nguyệt sẽ không ghé thăm nữa – ít nhất là trong 9 tháng.

Sau sinh, kinh nguyệt mới trở lại bình thường. Có một số phụ nữ vẫn có kinh khi mang thai nhưng tỉ lệ không nhiều và cũng chỉ ra một ít máu.

Cùng với đó, hầu hết phụ nữ mới mang thai trong những tuần đầu tiên đều có triệu chứng buồn nôn.

Có thể là nôn khan hoặc nôn nhiều đến nỗi “mật xanh mật vàng”. Thời điểm dễ buồn nôn nhất là buổi sáng khi đánh răng, khi ngửi mùi thức ăn quá nồng và nhiều dầu mỡ.
 
  • Nhạy cảm với các mùi: Ở tháng đầu mang thai, cơ thể phụ nữ có sự nhạy cảm hơn với các mùi xung quanh, mùi gì cũng có thể làm bạn khó chịu, nặng hơn nữa là cảm giác buồn nôn, nôn ọe. Người ta thường gọi đó là hiện tượng ốm nghén.
 
  • Thèm ăn hoặc chán ăn không rõ lý do: Sự thay đổi về hooc môn trong cơ thể có thể khiến bạn cảm thấy bụng dạ khác lạ, hay có cảm giác đói, thèm ăn ở những tuần thai đầu tiên . Đôi lúc “lên cơn” rất thèm một món nào đó và muốn ăn nó bằng được. Tuy nhiên khi món ăn đó đến tay bạn thì bạn lại không muốn ăn nữa.
Khẩu vị ăn uống của phụ nữ mới mang bầu cũng thay đổi. Trước thích ăn ngọt nhưng giờ lại chuyển sang ăn chua, sợ mỡ nhưng giờ nhìn thấy thịt mỡ lại thèm…
 
  • Đầy hơi, ợ nóng hoặc táo bón: Dấu hiệu mang thai sớm chính là sự thay đổi của bộ phận dạ dày của bạn. Bạn sẽ  cảm thấy đầy hơi, bụng chướng lên và khó tiêu, thỉnh thoảng lại sôi bụng, nhìn thức ăn muốn nhưng không thể ăn.
Quan hệ trước ngày kinh rất có khả năng mang thai, tuy nhiên  xác suất mang thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe người phụ nữ, chất lượng tinh trùng, thời gian rụng trứng, ngày quan hệ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Để đảm bảo sức khoẻ sinh sản và có những giây phút vui vẻ bên nhau, các bạn hãy trang bị đầy đủ kiến thức cho mình nhé.

Các tin khác

Bà bầu có nên kiêng đi thăm người ốm không?

Bà bầu có nên kiêng đi thăm người ốm không?

Bà bầu không nên đi thăm người ốm. Bệnh viện thường là nơi tập trung đông người. Nơi đông người thường gieo rắc những mầm mống gây bệnh, đặc biệt là những căn bệnh về hô hấp và truyền nhiễm. Khi phụ nữ đang mang thai cơ thể rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm khuẩn, và ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe.
Xem chi tiết
9 Dấu hiệu nhận biết ra sữa non ở bà bầu

9 Dấu hiệu nhận biết ra sữa non ở bà bầu

Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất chính là sự xuất hiện của cặn trắng nhỏ ở hai bên ti, trông rất giống mụn. Điều này cho thấy rằng tuyến sữa của mẹ bầu hoạt động tương đối tốt và chỉ vài ngày sau, sữa non sẽ bắt đầu xuất hiện.
Xem chi tiết
Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Theo các thế hệ đi trước, bà bầu không nên đi thăm phụ nữ vừa đẻ xong, đặc biệt là những bà đẻ chưa đầy tháng. Quan niệm này bắt nguồn từ suy nghĩ khi mẹ bầu và bà đẻ gặp nhau, đứa trẻ vừa chào đời sẽ “át vía” em bé còn nằm trong bụng. Như vậy, bà bầu có khả năng cao sẽ bị sảy thai, xuất huyết, khó sinh. Bé sau khi chào đời cũng chậm phát triển.
Xem chi tiết
Thiếu máu khi mang thai – những điều bà bầu cần biết!

Thiếu máu khi mang thai – những điều bà bầu cần biết!

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu (huyết sắc tố) giảm đi. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai được cho là bị thiếu máu nếu hàm lượng Hemoglobin (Hb) có trong máu thấp hơn 11g/dl. Đây là nguyên nhân dẫn đến những tình huống nguy hiểm của mẹ bầu và thai nhi, không chỉ trong thời gian thai kỳ mà còn để lại nhiều hậu quả sau này.
Xem chi tiết
Mang thai mấy tuần thì bụng to

Mang thai mấy tuần thì bụng to

Những tháng đầu tiên khi mang thai phần lớn chị em thường chưa thấy bụng. Vậy nên mang thai mấy tháng thì bụng to là vấn đề được nhiều mẹ thắc mắc và muốn tìm hiểu để sẵn sàng tâm lý khi mang thai.
Xem chi tiết
Quan hệ khi mang thai có nên xuất vào trong?

Quan hệ khi mang thai có nên xuất vào trong?

Quan hệ tình dục là điều không thể thiếu trong đời sống vợ chồng ngay cả trong lúc mang thai. Vậy lúc quan hệ có nên xuất vào trong hay không và nên chú ý điều gì để không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Xem chi tiết
Tiêm phòng trước khi sinh và những loại vắc xin không thể bỏ qua với bà bầu

Tiêm phòng trước khi sinh và những loại vắc xin không thể bỏ qua với bà bầu

Vắc xin là một loại chế phẩm mang tính kháng nguyên giúp nâng cao sức đề kháng con người. Trong quá trình mang thai, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì các bà bầu cũng cần phải quan tâm đến việc tiêm phòng trước sinh và những vấn đề cần lưu ý khi tiêm
Xem chi tiết