Đặt lịch hẹn
Hãy để lại thông tin để được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp từ chúng tôi!
Tin tức  Sức khỏe bà bầu
Đặt lịch hẹn
Hãy để lại thông tin để được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp từ chúng tôi!

Mang thai mấy tuần thì bụng to

Những tháng đầu tiên khi mang thai phần lớn chị em thường chưa thấy bụng. Vậy nên mang thai mấy tháng thì bụng to là vấn đề được nhiều mẹ thắc mắc và muốn tìm hiểu để sẵn sàng tâm lý khi mang thai.
Những tháng đầu tiên khi mang thai phần lớn chị em thường chưa thấy bụng. Vậy nên mang thai mấy tháng thì bụng to là vấn đề được nhiều mẹ thắc mắc và muốn tìm hiểu để sẵn sàng tâm lý khi mang thai.
 

1. Mang thai mấy tuần thì bụng to? 


Thực tế, có bầu mấy tháng thì bụng to nhìn lộ rõ hẳn còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Điều này không thể nói người này giống người kia và ngược lại.

Nếu tạng người của mẹ bầu thon gọn, cao ráo thì mang thai ít thấy bụng. Ngược lại những người nhỏ nhắn, có sẵn lớp mỡ bụng dày thì sẽ rất dễ nhận thấy rõ bụng khi mới mang thai.

 

Lượng nước ối trong cơ thể mẹ cũng ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu. Nước ối càng nhiều thì bụng càng to, đồng nghĩa với việc thai nhi được bảo vệ an toàn hơn. Còn lượng nước ối ít hơn thì bụng sẽ nhỏ hơn, nguy cơ thai nhi bị nhiễm trùng cũng tăng lên.

 

Dựa vào số lần mang thai mà bụng mẹ bầu lộ rõ sớm hay muộn.  Những người mang thai lần đầu thì bụng sẽ gọn hơn so với những lần mang thai tiếp theo, bụng to hơn do tử cung bị giãn, các cơ ở bụng cũng lỏng lẻo hơn.

Phụ nữ có thai mấy tháng thì bụng to cũng phụ thuộc vào vị trí của thai nhi trong tử cung. Nếu thai nhi nằm quay về phía bụng mẹ, đầu và mặt đối diện với lưng thì bụng sẽ to tròn.

Còn nếu nằm quay mặt về phía trước, lưng dựa về phía lưng mẹ thì bụng bầu sẽ nhỏ hơn và có thể hơi nhô ra ở dưới.
 
Mang thai bao nhiêu tuần thì có bụng?


Nhìn chung, đến tháng thứ 3 của thai kỳ, các mẹ có thể nhận thấy bụng hơi nhô lên.

Và sang tháng thứ 4,5 bụng sẽ nhô lên rất rõ. Trong khoảng thời gian này, các mẹ hãy tích cực bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt.

2. Kích thước bụng bầu của mẹ qua từng tháng thai kỳ 


Dưới đây là những tìm hiểu về kích thước bụng bầu của mẹ thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn mang thai.

Kích thước bụng bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Vòng 2 của phần lớn mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên mang thai hoàn toàn “bình chân như vại” không có quá nhiều sự thay đổi. Mặc dù đây là giai đoạn thai nhi có sự phát triển nền móng vượt bậc nhưng kích thước bụng của mẹ vẫn chẳng tăng lên là bao.

Cuối tam cá nguyệt đầu tiên tức là tháng thứ 3 của thai kỳ, bụng của mẹ mới bắt đầu lộ rõ vì lúc bấy giờ cân nặng của bé trong bụng mẹ rơi vào khoảng 14gr.


Kích thước bụng bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
 

Mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được sự hiện diện của sinh linh bé bỏng thông qua các chuyển động rõ ràng hơn trong bụng mẹ. Kích thước bụng bầu tăng rõ rệt vào 3 tháng giữa của thai kỳ.

Khi nào thai nhi phát triển, tử cung của mẹ bầu lớn dần khiến bụng bầu to hơn về kích thước cũng như nhô hẳn lên về phía trước của cơ thể.

Kích thước bụng bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Kích thước bụng bầu tăng lên vượt bậc khi mẹ bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu sẽ cực kỳ khó khăn khi di chuyển, nghỉ ngơi vì kích thước bụng bầu lớn.

Do sự lớn dần của tử cung mà trọng tâm cơ thể mẹ cũng có sự thay đổi. Hormone thai kỳ thay đổi cũng làm dây chằng và các khớp nối khung xương rơi vào trạng thái lỏng dần. Đó chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu thấy đau khi cúi xuống, thay đổi tư thế cũng đau và bị mất cân bằng.
 

3. Những vấn đề mẹ bầu sẽ phải đối mặt khi bụng bầu tăng kích thước



Mỗi mẹ sẽ có một thai kỳ khác nhau, bụng bầu cũng phát triển khác nhau. Tuy nhiên các mẹ đều sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau khi bụng bầu tăng kích thước.

Tử cung mở rộng 500 lần
 

Sở dĩ vòng bụng khi mang thai lớn hơn rất nhiều so với bình thường là do phần bụng thay đổi theo kích thước ngày một lớn lên của tử cung. Để bảo vệ cho thai nhi từ khi còn là một tế bào nhỏ xíu cho đến khi chào đời, tử cung không ngừng lớn lên. Cho đến thai 40 tuần , khi bé yêu chào đời, tử cung của mẹ đã to lên gấp 500 lần so với lúc chưa mang thai.

Lỗ rốn phồng lên
 

Sự mở rộng liên tục của vòng bụng khi  mang thai có thể sẽ khiến rốn của bạn lồi hẳn ra trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Đó là do áp lực từ tử cung tác động đến vùng rốn. Khi bạn sinh xong, áp lực này sẽ mất đi và rốn sẽ trở lại bình thường.

 

4. Những lưu ý về kích thước bụng bầu mẹ cần nhớ trong thai kỳ



Bụng bầu của mẹ ngày càng to đồng nghĩa với việc thai nhi ngày càng phát triển. Đây là điều đáng mừng tuy nhiên bà bầu cũng sẽ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì thế bên cạnh việc bụng bầu tăng kích thước, mẹ bầu cần quan tâm những yếu tố sau:

 
Tốc độ tăng chu vi vùng bụng quá nhanh, đặc biệt là khi gần đến ngày sinh, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này sẽ không tốt cho cả bà bầu và em bé. Thai nhi bị tiểu đường sẽ to lớn hơn và có nguy cơ bị tràn dịch màng phổi.
 

Tăng cân nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, vận động và tình trạng sức khỏe của người mẹ.
 
Kiểm soát cân nặng tốt, ổn định sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, cải thiện khả năng sinh đẻ.
 
Thu nạp những thực phẩm lành mạnh và lắng nghe cơ thể của chính mình.

Không nhất thiết phải ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó. Hãy ăn những món mình thích nhưng cần phải tránh những món có thể gây hại.
 
Để tránh thừa cân, tiểu đường thai kỳ, mẹ hãy vận động đều đặn mỗi ngày.
 

5. Những sự thật bất ngờ khi mang thai mà mẹ bầu chưa biết



Khi mang thai 3 tháng giữa, ngoài việc mẹ thấy rõ sự lớn lên từng ngày của thai nhi trong bụng. Cơ thể mẹ còn có những thay đổi bất ngờ mà có thể mẹ bầu chưa biết.

Vấn đề cân nặng
 

Ốm nghén thường sẽ mất đi sau thời kỳ mang thai 3 tháng đầu.

Sau đó, sự thèm ăn của bạn sẽ trở lại và có thể sẽ tăng lên. Dù có nhiều loại thực phẩm bà bầu muốn ăn tuy nhiên bạn cần nhớ mình chỉ cần tăng khoảng 300 – 500 calo mỗi ngày trong khi mang thai 3 tháng giữa. Do giai đoạn này bà bầu nên tăng khoảng 0,25 cho đến 0,5 kg mỗi tuần.

 

Các vết rạn

 Khi em bé trong bụng ngày một lớn lên, cơ thể mẹ bầu bắt đầu xuất hiện những vết rạn, có thể ở ngực hoặc mông, đùi, bụng. Mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé vì rạn da là điều hết sức bình thường trong thai kỳ, nó có thể mờ dần và mất hẳn sau một thời gian.

 Cách tốt nhất để phòng tránh rạn da là hãy uống đủ nước và giữ ẩm cho da bằng cách bôi kem chống rạn, nhưng nhớ hãy chọn loại an toàn.

 
Liên kết với em bé

 Không bao giờ là quá sớm để gắn kết với em bé của bạn.

Ngay từ tuần thứ 16 trở đi, em bé đã có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài, nghe được giọng mẹ nói chuyện.

Nghiên cứu cho thấy, từ 32 tuần bé sẽ nhận ra giọng nói quen thuộc, bài hát, những câu chuyện… Vuốt ve bụng bầu cũng sẽ có tác dụng làm dịu lại nên bạn hãy dành khoảng mười phút mỗi ngày để liên kết với em bé trong  bụng bầu

 
Dấu hiệu trên bụng

 
Nếu để ý bạn sẽ thấy một vệt dài, đậm kéo dài trên bụng bầu của mình.

Đường này được hình thành là do lượng melanin, sắc tố được sản xuất quá nhiều và thường xuất hiện phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai.

Điều này hoàn toàn bình thường và nó sẽ mờ dần sau khi sinh, do đó, bạn không cần quá lo lắng.

 
Bé đạp bụng bầu

 
Những chuyển động đầu tiên của em bé thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 và từ đó các chuyển động ngày càng mạnh mẽ hơn.

Bạn thậm chí có thể thấy những đường lượn sóng trên bụng, xuất hiện hình dạng bàn chân, bàn tay thậm chí là khuỷu tay.

Lúc đầu bạn sẽ thấy hơi kỳ lạ nhưng thời gian sau đó, nó sẽ nhắc nhở bạn rằng có một sinh linh đang lớn lên trong cơ thể bạn.

 Như vậy, mang thai mấy tuần thì bụng to phụ thuộc nhiều vào cơ thể người mẹ.

Thông thường từ tháng thứ tư là có thể nhận biết rõ ràng việc tăng kích thước của bụng bầu.

Kích thước bụng bầu của mẹ phản ánh rất nhiều điều về sự phát triển của thai nhi qua từng tháng từng tuần, vì vậy hãy thường xuyên theo dõi để nhận biết sự phát triển của thai kỳ.

 

Các tin khác

Bà bầu có nên kiêng đi thăm người ốm không?

Bà bầu có nên kiêng đi thăm người ốm không?

Bà bầu không nên đi thăm người ốm. Bệnh viện thường là nơi tập trung đông người. Nơi đông người thường gieo rắc những mầm mống gây bệnh, đặc biệt là những căn bệnh về hô hấp và truyền nhiễm. Khi phụ nữ đang mang thai cơ thể rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm khuẩn, và ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe.
Xem chi tiết
9 Dấu hiệu nhận biết ra sữa non ở bà bầu

9 Dấu hiệu nhận biết ra sữa non ở bà bầu

Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất chính là sự xuất hiện của cặn trắng nhỏ ở hai bên ti, trông rất giống mụn. Điều này cho thấy rằng tuyến sữa của mẹ bầu hoạt động tương đối tốt và chỉ vài ngày sau, sữa non sẽ bắt đầu xuất hiện.
Xem chi tiết
Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Theo các thế hệ đi trước, bà bầu không nên đi thăm phụ nữ vừa đẻ xong, đặc biệt là những bà đẻ chưa đầy tháng. Quan niệm này bắt nguồn từ suy nghĩ khi mẹ bầu và bà đẻ gặp nhau, đứa trẻ vừa chào đời sẽ “át vía” em bé còn nằm trong bụng. Như vậy, bà bầu có khả năng cao sẽ bị sảy thai, xuất huyết, khó sinh. Bé sau khi chào đời cũng chậm phát triển.
Xem chi tiết
Quan hệ gần ngày kinh có thai không?

Quan hệ gần ngày kinh có thai không?

Tính ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt khi quan hệ tình dục cũng là một cách tránh thai tự nhiên được các bạn nữ chú ý. Tuy nhiên biện pháp này sẽ hiệu quả hơn với những người có vòng kinh đều đặn. Một trong những điều mà các bạn nữ quan tâm đó là khi sử dụng cách tránh thai tự nhiên này thì việc quan hệ gần ngày kinh có mang thai được không.
Xem chi tiết
Thiếu máu khi mang thai – những điều bà bầu cần biết!

Thiếu máu khi mang thai – những điều bà bầu cần biết!

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu (huyết sắc tố) giảm đi. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai được cho là bị thiếu máu nếu hàm lượng Hemoglobin (Hb) có trong máu thấp hơn 11g/dl. Đây là nguyên nhân dẫn đến những tình huống nguy hiểm của mẹ bầu và thai nhi, không chỉ trong thời gian thai kỳ mà còn để lại nhiều hậu quả sau này.
Xem chi tiết
Quan hệ khi mang thai có nên xuất vào trong?

Quan hệ khi mang thai có nên xuất vào trong?

Quan hệ tình dục là điều không thể thiếu trong đời sống vợ chồng ngay cả trong lúc mang thai. Vậy lúc quan hệ có nên xuất vào trong hay không và nên chú ý điều gì để không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Xem chi tiết
Tiêm phòng trước khi sinh và những loại vắc xin không thể bỏ qua với bà bầu

Tiêm phòng trước khi sinh và những loại vắc xin không thể bỏ qua với bà bầu

Vắc xin là một loại chế phẩm mang tính kháng nguyên giúp nâng cao sức đề kháng con người. Trong quá trình mang thai, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì các bà bầu cũng cần phải quan tâm đến việc tiêm phòng trước sinh và những vấn đề cần lưu ý khi tiêm
Xem chi tiết