Để chăm sóc mẹ bầu 2 tuần đòi hỏi người chăm sóc phải có những hiểu biết cũng như phải nhận biết một thai kỳ khỏe mạnh từ tuần thứ hai.
Trong giai đoạn mang thai tuần thứ hai cơ thể mẹ gần như là chưa có sự thay đổi rõ rệt.Tại thời điểm này bé yêu vẫn chưa được hình thành toàn diện, nhưng đã có những sự thay đổi nhất định. Để chăm sóc mẹ bầu một cách khoa học, trong các giai đoạn chăm sóc bà bầu thì giai đoạn đầu tiên bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là khi các mẹ bầu tuổi còn trẻ chưa có nhiều kình nhiệm, và mang thai lần đầu, mẹ bầu còn nhiều điều bỡ ngỡ.
Chăm sóc mẹ bầu 2 tuần những điều mẹ cần lưu ý
>>> Xem ngay
Dịch vụ chăm sóc sau sinh tại Green Field Spa cung cấp giúp các mẹ bầu sau sinh có những trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, hiểu quả, an toàn và khoa học
Hãy cùng Green Field Spa cùng đi tìm hiểu các chăm sóc mẹ bầu 2 tuần và những điều cần lưu ý để giúp người chăm sóc mẹ bầu cũng như chính mẹ bầu có thể tự chăm sóc bẩn thân để giúp con khỏe mạnh ngay từ những tuần đầu.
Có thai 2 tuần có biểu hiện gì ?
Bạn đang trông ngóng tin vui sau thời gian và băn khoăn không biết có thai 2 tuần có biểu hiệu gì ? mang thai sớm hay muộn . Sau một thời gian dài vợ chồng quan hệ, trong cơ thể mẹ lúc này những biểu hiện khang khác, khác thường. Bạn tự hỏi không biết có phải mình đã mang thai? Cùng đi tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết mang thai sớm sau tuần đầu quan hệ dưới đây để giúp mẹ bầu chăm sóc sức khỏe thật tốt cho một thai kỳ trọn vẹn nhé.
Chăm sóc mẹ bầu 2 tuần những điều mẹ cần lưu ý
>>>Xem ngay
Dịch vụ chăm sóc mẹ bầu tại hệ thống Viện chăm sóc mẹ và bé Green Field Spa cung cấp giúp các mẹ bầu có những kinh nghiệm chăm sóc 1 cách toàn diện nhất, với những chế độ ăn uống, và hướng dẫn chăm sóc bầu nhiệt tình, chu đáo
Dấu hiệu nhận biết có thai sớm sau tuần đầu dễ nhận biết nhất:
1.Thay đổi ở vùng ngực
2. Đi tiểu nhiều lần
3. Buồn nôn, chán ăn
4. Mệt mỏi
5. Đầy hơi
6. Nướu sưng và đau
7. Trễ kinh
8. Chóng mặt, ngất xỉu
9. Dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu: Âm đạo đổi màu, Tiết dịch âm đạo
10. Thay đổi khẩu vị
11. Rối loạn vị giác
12. Nhạy cảm với nhiệt độ
13. Tiết nhiều nước bọt
14. Táo bón
15. Tâm trạng thất thường
16. Đau lưng
17. Tăng giảm cân thất thường
18.Khó thở, hụt hơi
19.Đau bụng âm ỉ
20. Dùng que thử thai hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế.
Có phải tất cả phụ nữ đều có biểu hiện có thai trong giai đoạn đầu như nhau?
Mỗi người phụ nữ đều có những dấu hiệu báo có thai khác nhau hoặc thậm chí các triệu chứng cũng khác nhau giữa các lần mang bầu. Có thể bạn chỉ gặp phải một vài trong số các dấu hiệu có thai 2 tuần và những thay đổi của cơ thể,
Mẹ bầu cần lưu ý : vì các triệu chứng ban đầu của thai kỳ thường giống với các triệu chứng có thể gặp trong kỳ kinh nguyệt, nên phụ nữ khó nhận ra mình đang mang thai. Lúc này cách duy nhất để biết chắc chắn 100% mẹ có bầu là dùng que thử thai hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế.
Theo nghiên cứu từ các nhà khóa học các dấu hiệu nhận biết thai kỳ cho thấy : nếu cột mốc là 100% mẹ bầu thì :
· 40% phụ nữ được khảo sát cho rằng trễ kinh là dấu hiệu mang thai đầu tiên của họ
· 25% cho biết buồn nôn là dấu hiệu mang thai đầu tiên
· 18% phụ nữ được khảo sát cho rằng mể mỏi, chóng mặt nhậy cảm với mùi vị là dấu hiệu mang thai lần đầu của họ.
· 17% chia sẻ rằng sự thay đổi ở ngực là dấu hiệu mang thai đầu tiên
Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai ?
Khi đã xác định chính xác 100 % là mang bầu mẹ bầu sẽ bước sang một chặng đường mới, khó khăn gian nan khi mang thai để hành trình “9 tháng 10 ngày” được suôn sẻ và an toàn thì người chăm sóc mẹ bầu 2 tuần cũng như chính mẹ bầu cần nắm chắc những kiến thức cơ bản để chăm sóc tốt cho mẹ bầu.
1 Khám thai
Khám thai là quy trình không thể thiếu đối với mẹ bầu bởi khi đi khám thai các mẹ có thể nhận biết tình trạng thai nhi đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp… cũng như phòng ngừa các trường hợp xấu càng sớm càng tốt.
2 Xét nghiệm máu.
Việc khám tổng quát mẹ bầu cần làm cáng sớm càng tốt, việc xét nghiệm máu xác định nhóm máu, công thức máu, xét nghiệm đường huyết, tổng phân tích nước tiểu… Việc làm này giúp phát hiện các bệnh lây nhiễm từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
3 Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu
Qúa trình mang thai mẹ bầu cần phải nạp nhiều dưỡng chất hơn để thai nhi phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ. Do đó, bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình gồm đầy đủ chất dinh dưỡng (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Đặc biệt, một số vi chất cần tăng cường trong suốt thai kỳ là axit folic, canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ. Tránh xa cà phê, trà trước khi ngủ, không uống nhiều nước sau 21h, ngoài ra trành vận động nặng hoặc làm việc quá sức .
4.Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
Mẹ bầu cần cố gắng ngủ đủ giấc, khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày, và giấc ngủ phải thật chất lượng. Để có một đêm ngon giấc giúp mẹ bầu mau hồi phục sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Có thai 2 tuần nên kiêng gì ?
khi mang thai các mẹ cần thay đổi từ cách ăn uống đến lối sống sinh hoạt thích nghi với những thay đổi của cơ thể, nếu gặp phải dù chỉ một lỗi nhỏ của mẹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé. tuyệt đối kiêng những thực phẩm sau đây để giúp mẹ và bé khỏe mạnh.
Những lại thực phẩm mẹ bầu cần tránh để giúp mẹ khỏe con an toàn
Thực phẩm khi có thai mẹ cần kiêng để giúp mẹ bảo vệ con ngay từ trong bụng mẹ :
Các loại rau củ mẹ tuyệt đối kiêng không tiêu thụ mỗi ngày. Chẳng hạn như ăn nhiều sẽ khiến dạ con bị kích thích co bóp quá mức có thể dẫn tới sảy thai tự nhiên rất nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy mẹ cần tránh các loại rau củ sau:
· Ngải cứu
· Rau ngót
· Quả đu đủ
· Quả dứa ( trái thơm)
· Nhãn…
Những lại thực phẩm mẹ bầu cần tránh để giúp mẹ khỏe con an toàn
Các loại thực phẩm tuyệt đối mẹ không được sử dụng như : gan động vật: gan lợn, gan gà, gan bò… các sản phẩm nội tạng: lòng, mề… thường không được khuyến khích vì chúng có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và sảy thai.
Đồ tái sống, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn ngoài ra chăm sóc mẹ bầu các bạn không nên cho mẹ bầu sử dụng các loại thực phẩm từ cá có chứa nhiều thủy ngân với một số loại cá như : cá kiếm, cá thu, cá ngừ, lươn vàng, trứng cá tầm muối… thì mẹ bầu không nên bổ sung vì thủy ngân có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của thai nhi.
Chăm sóc mẹ bầu 2 tuần Những hoạt động cần kiêng khi mới mang thai:
- Tuyện đối mẹ không leo trèo, làm việc nặng vì thai nhi trong giai đoạn bầu 2 tuần mới hình thành nên dễ bị tác động bởi các hoạt động của mẹ nếu mẹ leo trèo hay làm nặng rất dễ khiến bị sẩy thai.
- Tránh ngồi xổm, đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột, ngoài ra mẹ bầu không nên giữ một tư thế quá lâu bởi nó có thể gây ra tình trạng sưng phù hay các vấn đề về tĩnh mạch. Cố gắng thường xuyên thay đổi tư thế mẹ nhé.
- Kiêng bắt chéo chân và gập gối vì sẽ làm hạn chế lưu thông máu xuống chân. Đồng thời có thể gây suy giãn tĩnh mạch, triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng, các loại hóa chất tẩy rửa…
- Không đi giày cao gót: mẹ bầu nên đi giày cao gót từ 3cm trở xuống, rộng rãi để an toàn. Tránh bồn tắm nước nóng hay phòng xông hơi: Bởi nhiệt độ cơ thể tăng cao trong tuần đầu thai kỳ “tam cá nguyệt” đầu tiên có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh, thậm chí gây sảy thai, thai lưu
- Không tiếp xúc trực tiếp với các loại phân như chó, mèo bơi khi mẹ tiếp xúc với phân chó, mèo trong phân có thể chứa vi khuẩn mang bệnh toxoplasmosis, một bệnh ký sinh trùng hiếm gặp gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của mẹ và con.
- Tránh xa thuốc lá/khói thuốc lá: khi mẹ bầu tiếp xúc với khói thuốc khi mang thai có thể dẫn đến các tình trạng không mong muốn như : sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, trẻ gặp vấn để về học tập hoặc hành vi, hội chứng trẻ sơ sinh chết đột ngột…
- Một số loại thuốc có những hoạt chất có thể gây tác dụng xấu đối với thai nhi, nếu phải dùng thuốc các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ thăm khám trực tiếp trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho thai nhi và mẹ.
Trên đây là những thông tin về chăm sóc mẹ bầu 2 tuần những điều mẹ cần lưu ý để chăm sóc con suốt thai kỳ khoa học cũng như là giúp bạn có những thông tin hữu ích để biết khi có thai 2 tuần nên kiêng gì, các dấu hiệu nhận biết sớm khi mang thai 2 tuần, cũng như giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi mang thai.